Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? Chức năng, vai trò, ví dụ về ngân hàng thương mại?

Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? Chức năng, vai trò, ví dụ về ngân hàng thương mại? - Avatar

Ngân hàng thương mại là gì? Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? Tổng quan ngân hàng thương mại? Chức năng ngân hàng thương mại? Vai trò ngân hàng thương mại? Ví dụ về ngân hàng thương mại? Cùng kinhdoanhtaichinh.net tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ngân hàng thương mại là gì?

Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng thương mại là: một loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. (là cầu nối giữa người đi vay và cho vay).

2. Tổng quan về ngân hàng thương mại?

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về Ngân hàng thương mại:

Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".

Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động Ngân hàng thương mại)

Từ những nhận định trên có thể thấy Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

3. Chức năng ngân hàng thương mại ra sao? Vai trò ngân hàng thương mại là gì?

- Chức năng trung gian tài chính: Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm: huy động vốn và cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán,…

- Chức năng trung gian tín dụng:

  • Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân bằng đồng tiên trong nước và ngoại tệ.
  • Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân.
  • Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu NH để huy động vốn trong xã hội.
  • Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị, cá nhân.
  • Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá đối với các đơn vị cá nhân.
  • Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp.

Ví dụ : ông B dùng số tiền sản xuất thặng dư gửi vào ngân hàng A, hoạt động kinh doanh của bà N thua lỗ và phải đi vay ngân hàng. Ngân hàng A sẽ lấy tiền của ông B để cho bà N vay.

- Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại trở thành thủ quỹ cho khách hàng, thực hiện các yêu cầu thanh toán và nhận tiền của khách hàng.

Ví dụ : sử dụng các dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, ví điện tử, chuyển tiền điện tử...

Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi vừa giao dịch với ngân hàng trung ương vừa giao dịch với công chúng. Ngân hàng thương mại thường bị tác động trực tiếp bởi các chính sách của NHTW. Thông qua ngân hàng thương mại thì chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ có các thông tin về tình hình kinh tế cũng như có những chính sách điều tiết thích hợp.

- Chức năng tạo tiền: Là chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của Ngân hàng thương mại. Mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận chẳng hạn như yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với Ngân hàng thương mại. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Ngân hàng thương mại có chức năng tạo tiền còn ngân hàng trung ương có chức năng phát hành tiền.

4. Các loại ngân hàng thương mại ở Việt Nam?

- Căn cứ vào hình thức sỡ hữu:

  • Ngân hàng thương mại nhà nước: là Ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước.

Ví dụ Ngân hàng thương mại nhà nước: Agribank, Oceanbank, Gpbank, Cb,…

  • Ngân hàng thương mại cổ phần : được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần do các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ví dụ: Vietcombank, Vietinbank, Bidv, Mb, Nam A Bank…

  • Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành bằng vốn góp của Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Ví dụ: Viet nga, Indovina Bank Limited…

  • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có lập tru sở chính ở Vn như HSCB, SHINHAN, VIETNAM,…
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Bank of China TP HCM, BANK OF INDIA TP HCM,…

- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh

  •  Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ, thường có giá trị lớn cho đối tượng KH là tổ chức, DN chứ không giao dịch với KH cá nhân.
  •  NH bán lẻ: là loại hình NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng KH cá nhân và đơn vị riêng lẻ.
  •  NH vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả KH công ty lẫn cá nhân.

- Căn cứ vào quan hệ tổ chức bao gồm: Ngân hàng hội sở, Ngân hàng chi nhánh và phòng giao dịch.

  • NH hội sở: cung cấp đầy đủ các dịch vụ.
  • NH chi nhánh và phòng giao dịch: cung cấp không đầy đủ và ít dịch vụ hơn.

5. Các vấn đề của ngân hàng thương mại hiện nay?

- Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ: Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ.

- Sự gia tăng cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai.

- Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi).

- Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Các quy định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi "trung thành" của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.

- Cách mạng trong công nghệ ngân hàng: Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.

Bình luận, Đặt câu hỏi?

 

Tin tức xem nhiều nhất

Vay tín chấp TPBank? Quy trình thẩm định vay tín chấp TPBank?

18/08/2022

Bạn đang muốn vay vốn ngân hàng nhưng không có tài sản đảm bảo để thế chấp? Vay tín chấp TPBank với lãi suất chỉ dao động từ 1,2% đến 1,8% trên tháng có thể thay đổi theo từng thời kỳ là một sự lựa chọn không tồi dành cho bạn. Cùng kinhdoanhtaichinh.net tham khảo bài viết vay tín chấp TPBank dưới đây ngay nhé.

Citibank là ngân hàng gì? Citibank Việt Nam có uy tín không?

18/02/2022

Citibank là ngân hàng quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam. Đây là một trong số những ngân hàng quốc tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên có lẽ nhiều người còn chưa hiểu hết về ngân hàng này, vẫn còn thắc mắc không biết Citibank là ngân hàng gì? Hãy cùng kinh doanh tài chính tìm hiểu tất cả các thông tin hữu ích về ngân hàng Citibank ở bài viết dưới đây nhé.

Mở tài khoản số đẹp Sacombank online? Chọn số tài khoản Sacombank?

12/07/2022

Nhiều người có nhu cầu mở tài khoản số đẹp Sacombank như số tài khoản theo ngày sinh, số tài khoản Sacombank may mắn với những số phát lộc, tài khoản tứ quý, hoặc số tài khoản gắn liền với ngày kỷ niệm nào đó của bạn. Và trong bài viết này bạn sẽ biết thêm cách mở tài khoản Sacombank số đẹp miễn phí ngay tại nhà. Lưu ý, nếu bạn đã có tài khoản Sacombank rồi vẫn có thể đăng ký thêm tài khoản Sacombank số đẹp nhé.

Mở tài khoản Vietcombank số đẹp miễn phí? Phí mở tài khoản số đẹp Vietcombank?

07/07/2022

Nhiều người có nhu cầu mở tài khoản số đẹp Vietcombank như số tài khoản theo ngày sinh, số tài khoản Vietcombank may mắn với những số phát lộc, tài khoản tứ quý, hoặc số tài khoản gắn liền với ngày kỷ niệm nào đó của bạn. Và trong bài viết này bạn sẽ biết thêm cách mở tài khoản Vietcombank số đẹp miễn phí ngay tại nhà. Lưu ý, nếu bạn đã có tài khoản Vietcombank rồi vẫn có thể đăng ký thêm tài khoản Vietcombank số đẹp nhé.

Hướng dẫn mở tài khoản số đẹp Techcombank online miễn phí?

08/07/2022

Nhiều người có nhu cầu mở tài khoản số đẹp Techcombank như số tài khoản theo ngày sinh, số tài khoản Techcombank may mắn với những số phát lộc, tài khoản tứ quý, hoặc số tài khoản gắn liền với ngày kỷ niệm nào đó của bạn. Và trong bài viết này bạn sẽ biết thêm cách mở tài khoản Techcombank số đẹp miễn phí ngay tại nhà. Lưu ý, nếu bạn đã có tài khoản Techcombank rồi vẫn có thể đăng ký thêm tài khoản Techcombank số đẹp nhé.

Tài khoản MB Bank số đẹp free? Chọn tài khoản số đẹp MB Bank?

07/07/2022

Nhiều người có nhu cầu mở tài khoản số đẹp MB Bank như số tài khoản theo ngày sinh, số tài khoản MB Bank may mắn với những số phát lộc, tài khoản tứ quý, hoặc số tài khoản gắn liền với ngày kỷ niệm nào đó của bạn. Và trong bài viết này bạn sẽ biết thêm cách mở tài khoản MB Bank số đẹp miễn phí ngay tại nhà. Lưu ý, nếu bạn đã có tài khoản MB Bank rồi vẫn có thể đăng ký thêm tài khoản MB Bank số đẹp nhé.