Crypto là gì? Crypto có lừa đảo không?

Crypto là gì? Crypto có lừa đảo không? - Avatar

Crypto là gì? Crypto có lừa đảo không? Những hình thức lừa đảo crypto phổ biến cần phải biết trước khi chơi. Kinh doanh tài chính sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích và nâng cao cảnh giác qua bài viết dưới đây nhé.

1. Crypto là gì?

Crypto (còn gọi là cryptocurrency) được hiểu là một loại tiền mã hóa, được sử dụng thông qua các dữ liệu giao dịch Blockchain. Nó có thể được gọi bằng những cái tên phổ biến khác như tiền điện tử, coin, tiền kỹ thuật số, tiền mật mã,... Nó tồn tại dưới dạng điện tử, lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm, các ứng dụng trên máy tính hoặc smartphone, thông qua các loại ví kỹ thuật số chuyên dụng.

Nhiều người khi định nghĩa Crypto là gì đã gọi đây là tiền ảo. Tuy nhiên, cụm từ này không hoàn toàn chính xác. Bởi tiền ảo thì có giá trị không thực (ví dụ tiền nạp vào game). Còn giá trị của Crypto lại rất thực, có thể quy đổi nó ra thành tài sản hoặc dùng để trao đổi, mua - bán,... 

Nếu xét crypto theo thiên hướng kỹ thuật, đây được hiểu là loại tài sản kỹ thuật số. Crypto đóng vai trò là một trung gian để thực hiện quá trình trao đổi. Để đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi, quá trình này thường sử dụng mật mã bảo mật. Từ đó, người dùng có thể kiểm soát việc tạo ra đơn vị bổ sung hoặc xác minh chuyển giao tài khoản dễ dàng.

Tiền mã hóa áp dụng những thuật toán mật mã nên các giá trị crypto rất khó để giả mạo hay gian lận. Bên cạnh đó, người dùng sử dụng crypto hoàn toàn được bảo mật thông tin giao dịch.

Bạn có thể hiểu đơn giản crypto giống như tiền tệ thông thường như: USD, EUR, VNĐ,… Tuy nhiên, đồng tiền này hoạt động hoàn toàn trên không gian Internet. Đặc biệt, chúng không chịu bất kỳ sự quản lý nào từ tổ chức, chính phủ. Ngoài ra, tất cả thông tin giao dịch đều ẩn danh.

Ưu điểm khi giao dịch crypto là: chi phí thấp, tốc độ nhanh và tính bảo mật cao. Đây được xem là phiên bản “mã hóa của tiền giấy”.

2. Crypto có lừa đảo không?

Trong bối cảnh thế giới phát triển mang tính toàn cầu hóa và công nghệ 4.0, nhiều lĩnh vực đã áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc, cũng như lợi nhuận. Thì Crypto vốn là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều sự chú ý của nhiều nhà đầu tư hiện đại, tuy nhiên cùng với sự phát triển mang lại lợi ích thì song song luôn có một nguồn lực xấu, tiêu cực làm ảnh hưởng. Cụ thể đó chính là vụ lừa đảo bằng Crypto tại Úc không chỉ gây chấn động thị trường tiền ảo trong nước mà còn lan rộng ra toàn thế giới.

Có càng nhiều loại tiền điện tử ra đời thì bên cạnh đó cũng có nhiều người chen chân vào sự phát triển này nhằm trục lợi cho bản thân. Trong năm nay đã xuất hiện vụ lừa đảo tiền điện tử đã lên tới 21 triệu AUD (14 triệu USD) tại Úc. Tuy nhiên con số trên báo cáo chưa chắc đã báo cáo đầy đủ và số tiền trong vụ lừa đảo này có khi còn hơn thế nữa. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh rằng những nạn nhân chủ yếu của các vụ lừa đảo tiền điện tử là những người quan tâm lớn đến đầu tư tiền điện tử nhưng có lượng kiến thức hạn chế về thị trường tiền ảo, cũng như sự thiếu cảnh giác trước các trò lừa bịp khôn ranh này. Những người lừa đảo đã dụ dỗ hứa hẹn, giúp đỡ tạo ra lợi nhuận cao ngay lập tức nhưng sự thật làm gì được như vậy, người bị lừa đảo bị đưa vào thế khó ngay khi chuyển tiền với suy nghĩ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận ngay tức khắc và tiếp sau đó là các trang giao dịch đột ngột ngừng hoạt động. Các vụ lừa đảo như thế sẽ khó có thể nhận được sự bảo vệ của cảnh sát vì những tên lừa đảo đã kịp thời xóa sạch dấu vết gây cản trở quá trình điều tra của cảnh sát. Bản chất ẩn danh của tiền điện tử vốn sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm về danh tính khi giao dịch nhưng cũng đã trở thành công cụ tinh vi để giúp kẻ lừa đảo thực hiện hành vi phạm tội.

Ở Việt Nam cách thức mà những sàn này sử dụng là lợi dụng sự biến động giá và tính pháp lý của tiền ảo được một số nước công nhận để “lập lờ đánh lận con đen” hòng móc túi nhà đầu tư. Các đối tượng quản lý sàn này quảng cáo có thể tạo ra 3% lợi nhuận chỉ trong 1 giây. Thậm chí, các đối tượng này còn cam kết trả lãi khủng 30%/tháng, tương đương 360%/năm, cứ đầu tư là chắc thắng. Ngoài hứa hẹn lãi khủng, các sàn giao dịch này còn đưa ra chế độ hoa hồng cao, nếu người tham gia mời chào được người tham gia mới, lên đến 5 - 10% theo mô hình kim tự tháp. Các đối tượng đã thuê lập trình ra các website, thực hiện các kỹ thuật đồ họa để điều khiển cho các chỉ số trên website thay đổi giống như sàn forex thật.

Để làm cho người tham gia tin tưởng vào các sàn tiền ảo, forex tự xưng gắn mác quốc tế này, các đối tượng đã thiết kế website giao diện bằng tiếng Anh và đăng lên các giấy chứng nhận cấp phép giả của nước ngoài. Số tiền ảo như Bitcoin, ETH, USDT trên các sàn này đều do các đối tượng tự tạo ra, chỉ có giá trị giao dịch nội bộ, không thể giao dịch ở các sàn khác.

Tương tự, rất nhiều công ty đầu tư forex gắn mác “ủy thác đầu tư” có sử dụng tiền ảo để giao dịch đã bị đánh sập sau khi huy động hàng ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư rồi bỏ trốn, như Golden Rock, VGX, HGI, BBG, IMMS, Khải Thái…, song vẫn có nhiều công ty, cá nhân âm thầm hoạt động chui.

Do đó không có giải pháp hiệu quả cho những nhà đầu tư tiền điện tử nhưng việc đầu tư này có thể hạn chế bị lừa đảo bằng việc các nhà đầu tư tự tạo cho mình một tầm hiểu biết nhất định về thị trường này và nâng cao cảnh giác với các trang web hoạt động không uy tính. 

3. Crypto lừa đảo qua những hình thức nào?

 - Trang web mạo danh

Hiện nay, có một số lượng các trang web đã được thiết kế giống với các trang web chính thống của các dự án. Khi truy cập vào trang web của các dự án, các bạn nên chú ý biểu tượng ổ khóa nhỏ cho biết bảo mật gần thanh URL và “https” trong địa chỉ trang web để chắc chắn rằng trang web mình đang truy cập là thật.

 - Ứng dụng di động giả mạo

Một cách phổ biến khác mà những kẻ lừa đảo lừa các nhà đầu tư tiền điện tử là thông qua các ứng dụng giả mạo có sẵn để tải xuống thông qua Google Play và Apple App Store. Mặc dù các bên liên quan thường có thể nhanh chóng tìm thấy các ứng dụng giả mạo này và xóa chúng, nhưng cũng có rất nhiều người dùng bị lừa với các ứng dụng này.

 - Tweet tin giả và các cập nhật trên mạng xã hội khác

Nếu các bạn đang theo dõi những người nổi tiếng và các giám đốc điều hành trên mạng xã hội, bạn không thể chắc chắn rằng mình không theo dõi các tài khoản mạo danh. Điều tương tự cũng áp dụng cho tiền điện tử, nơi các bot mạo danh, độc hại đang tràn lan. Đừng tin tưởng vào những lời đề nghị đến từ Twitter hoặc Facebook.

Nếu ai đó trên các nền tảng này yêu cầu dù chỉ một lượng nhỏ tiền điện tử của bạn, thì có khả năng bạn sẽ không bao giờ lấy lại được.

 - Lừa đảo Crypto qua Email

Các email lừa đảo Crypto ngày nay sẽ giống y hệt các email mà bạn nhận được từ một công ty tiền điện tử hợp pháp, hãy cẩn thận trước khi đầu tư tiền kỹ thuật số của bạn. Khi nhận được các email về tiền điện tử các bạn nên kiểm tra tính xác thực của nó. Nếu bạn nghi ngờ về một email, hãy hỏi một người làm việc ở đó. Và đừng bao giờ nhấp vào một liên kết trong tin nhắn để đến một trang web.

Những kẻ lừa đảo thường công bố các ICO giả mạo, như một cách để đánh cắp tài sản tiền điện tử. Đừng rơi vào những lời mời chào qua email và trang web giả mạo này. Hãy dành thời gian của bạn để xem qua tất cả các chi tiết.

 - Mời gọi tham gia các dự án đa cấp – MLM – Ponzi

Trong vài năm gần đây, các dự án đa cấp hoạt động theo mô hình lending xuất hiện khá nhiều. Đặc điểm nhận biết của hình thức lừa đảo này các dự án này là khi vào gói đầu tư bạn sẽ nhận được lãi suất cực kì cao và sẽ hoàn vốn trong thời gian ngắn. Chủ dự án sẽ lấy tiền của nhà đầu tư trước để trả cho nhà đầu tư sau, đến một lúc nào đó khi không đủ dòng tiền để trả cho nhà đầu tư nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ. Bitconnect, Onecoin là các dự án lừa đảo tiêu biểu hoạt động theo.

 - Pump and dump

Giống như phương pháp bơm và bán phá giá trên thị trường chứng khoán, một số kẻ lừa đảo sẽ thổi phồng giá trị của một loại tiền tệ bằng cách lừa các nhà đầu tư mua vào, sau đó bán cổ phiếu của chính họ khi giá đang ở mức cao.

Tiền đề là việc tạo ra một loạt nhu cầu đối với một tài sản – bằng cách thuyết phục nhiều người đặt lệnh mua – sẽ làm tăng giá trị của tài sản đó. Khi những người trong cuộc bán các vị thế của họ để thu lợi nhuận lớn, giá trị nhân tạo sẽ nhanh chóng giảm xuống và những người còn lại nắm giữ tài sản sẽ bị tổn thất lớn đối với tài sản của họ.

Đôi khi những kế hoạch này được dàn dựng bởi một nhóm các nhà đầu tư bất chính cố tình thao túng thị trường vì lợi nhuận tập thể của họ. Đôi khi các nhà đầu tư vô tình bơm giá trị của một loại tiền tệ mà một kẻ lừa đảo đã thuyết phục họ là khoản đầu tư nóng tiếp theo. Không biết về kế hoạch này, họ không bán được trước khi giá giảm, và chỉ những kẻ lừa đảo mới kiếm được lợi nhuận.

Để tránh trở thành nạn nhân của kế hoạch này, đừng bao giờ đầu tư vào thứ gì đó dựa trên tiền hoa hồng từ một người được trả tiền để giới thiệu với bạn biết về nó.

 - Tấn công DNS

Tấn công DNS là một hình thức chuyển hướng địa chỉ website mà người dùng truy cập vào. Ví dụ: bạn muốn truy cập vào binance.com nhưng thực tế bạn đang bị điều hướng sang địa chỉ IP giả mạo. 

Những địa chỉ IP giả mạo này được những kẻ tấn công chuẩn bị trước nhằm ăn cắp thông tin tài khoản của người dùng.

 - Giả mạo quỹ đầu tư để kêu gọi Pool hoặc lừa đảo qua OTC

Hiện nay, có rất nhiều thành phần lập các group telegram giả mạo các quỹ đầu tư để thực hiện các hành vi lừa đảo như: kêu gọi thành viên gửi tiền tham gia Private Sale hoặc lập các account telegram giả mạo để thực hiện giao dịch OTC. Khi người dùng chuyển tiền cho các đối tượng và sau đó đòi quyền lợi thì sẽ bị block.

 - Các loại phần mềm độc hại

Crypto – Malware: đây là chương trình thực hiện việc đào tiền điện tử. Phần mềm độc hại là một trong những mối đe dọa và nó đặc biệt tinh vi bởi vì, không giống như ransomware, nó có thể tiếp tục thực hiện công việc của mình mà hoàn toàn không bị phát hiện. Mục tiêu của phần mềm độc hại không phải là để đánh cắp dữ liệu – mà nó phải ở nguyên vị trí càng lâu càng tốt, dùng tài nguyên máy tinh của bạn để đào tiền điện tử.

Ransomware: Đây là một loại chương trình độc hại được thiết kế để mã hóa hệ thống và các tệp của nó, yêu cầu trả tiền chuộc để giải mã dữ liệu của bạn. Có rất nhiều chương trình ransomware yêu cầu người dùng thanh toán bằng tiền điện tử để mở khoá dữ liệu của mình.

 - Một số cách giao dịch tiền điện tử để tránh bị lừa đảo Crypto

Nên giao dịch tại các sàn giao dịch lớn uy tín nhu Binance, Huobi, OKEx, FTX,…

Tìm các nguồn thông tin chính thống về các dự án thông qua các trang uy tín như coingecko, hoặc coinmarketcap

Không cung cấp private key và seed phrase cho bất kỳ ai.

Những hoạt động lừa đảo Crypto của các đối tượng trong lĩnh vực tiền điện tử ngày càng tinh vi, và ngày càng xuất hiện nhiều cách thức lừa đảo mới. Kinh doanh tài chính chỉ liệt kê một số cách lừa đảo phổ biến để các bạn có mới vào thị trường cẩn thận để tránh bị thất thoát tài sản. Hy vọng bài viết đã giúp quý các bạn có thêm những thông tin bổ ích và nâng cao tin thần cảnh giác trước các vụ lừa đảo diễn ra trên thị trường Crypto. Chúc các bạn thành công!

Bình luận, Đặt câu hỏi?

 

Tin tức xem nhiều nhất

Stormgain là gì? Stormgain có lừa đảo không?

09/02/2022

Stormgain là gì? Stormgain có lừa đảo không? Bài viết dưới đây kinh doanh tài chính sẽ giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích về stormgain nhé.

1 bitcoint bằng bao nhiêu tiền việt? Giá 1 bitcoint hôm nay?

18/02/2022

1 bitcoint bằng bao nhiêu tiền việt? Giá 1 bitcoint hôm nay? Bitcoin đang là đồng tiền mã hóa HOT nhất hiện nay, nhiều người đang đổ xô đầu tư vào bitcoin với mong muốn một ngày nào đó sẽ trở thành tỷ phủ tiền ảo. Vậy giá trị khi quy đổi 1 bitcoint bằng bao nhiêu tiền việt? Giá 1 bitcoin hôm nay là bao nhiêu? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Altcoin là gì? Altcoin và những kinh nghiệm cần có?

10/02/2022

Bạn có biết trên thị trường tiền điện tử ngoài đồng Bitcoin còn có rất nhiều các loại tiền tử khác gọi là Altcoin? Vậy Altcoin có gì khác so với Bitcoin? Giữa Bitcoin và Altcoin nên mua gì vào thời điểm này? Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn về đồng Altcoin và kinh doanh tài chính sẽ gợi ý với bạn một số đồng Altcoin đáng để đầu tư.

Bitcoint Vault là gì? Có nên đầu tư Bitcoint Vault năm 2022 không?

18/02/2022

Thời đại 4.0 lên ngôi khiến bitcoint hiện đang là đồng tiền mã hóa HOT nhất bây giờ, nhiều người đang đổ xô đầu tư vào bitcoin với mong muốn một ngày nào đó sẽ trở thành tỷ phủ tiền ảo. Vấn đề an toàn, bảo mật của tiền điện tử đang dấy lên những mối lo ngại, khiến nhiều nhà đầu tư không hề an tâm khi đầu tư vào tiền điện tử trong thời gian dài. Vì vậy, giải pháp Bitcoin Vault đã được ra đời. Bitcoin Vault là gì? Có nên đầu tư Bitcoint Vault năm 2022 không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi thông tin về Bitcoin Vault trong bài viết này nhé.

Coin marketcap là gì? Coin marketcap có lừa đảo không?

09/02/2022

Coin marketcap là gì? Coin marketcap có lừa đảo không? Cùng kinh doanh tài chính giải đáp các câu hỏi liên quan đến coin marketcap ở bài viết dưới đây nhé.

Những đồng coin sắp lên sàn Binance 2023? Những đồng coin tiềm năng trên sàn Binance?

17/02/2023

Những đồng coin sắp lên sàn Binance luôn là vấn đề nhà đầu tư tìm kiếm và quan tâm. Bởi các nhà đầu tư đều muốn sở hữu được đồng coin tiềm năng và giúp thu về nhiều lợi nhuận. Vậy đó là những đồng coin nào? Cùng kinh doanh tài chính tham khảo ở bài viết này nhé!